Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước

@whysoft- 27-05-2021- 694

Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước (CQNN), hướng tới phát triển chính phủ điện tử (CPĐT) là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia.

Công khai, minh bạch hoạt động hành chính nhà nước để phục vụ người dân và doanh nghiệp là mục tiêu tỉnh ta đề ra nhằm cải cách thủ tục hành chính. Thời gian qua, tỉnh đã tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn. Qua đó, góp phần quan trọng xây dựng chính quyền điện tử và cải cách hành chính, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước

Thời gian qua, hạ tầng kỹ thuật CNTT ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN. Số lượng cán bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ công việc ngàv càng tăng, góp phần tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp, tăng năng suất, hiệu quả công việc. Khoảng 90% cán bộ, công chức trong CQNN được trang bị máy tính phục vụ công việc. Hệ thống mạng nội bộ được triểr khai tại tất cả các bộ, ngành, địa phương.

Các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia làm nền tảng cho phát triển CPĐT đã được xác định trong Quyết định số 1605/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, 02 dự án đã hoàn thành xây dựng CSDL (CSDL quốc gia về thủ tục hành chính trên Internet, CSDL quốc gia kinh tế công nghiệp và thương mại); 01 dự án đang thực hiện đầu tư (CSDL quốc gia vể tài nguyên và môi trường).

Đến nay, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có trang/cổng thông tin diện tử đáp ứng nhu cầu tuyên truyền, quản lý, điểu hành của cơ quan nhà nước; nhu cầu tìm hiểu, tra cứu, khai thác thông tin của người dân và doanh nghiệp. Trên trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp đầy đủ ở mức độ 1, mức độ 2; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đang được các cơ quan đầu tư và đưa vào sử dụng với số lượng ngày càng tăng. Các cơ quan tiêu biểu có số lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến lớn là: Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa.

Tại bộ phận một cửa của các bộ, ngành, địa phương, việc ứng dụng CNTT dã và đang đưọc triển khai ngày càng sâu rộng. Hầu hết các phần mềm và hệ thống triển khai tại bộ phận một cửa đều có khả năng kết nối liên thông theo chiều dọc và theo chiều ngang, cho phép tra cứu thông tin và trạng thái giải quyết hồ sơ qua hệ thống màn hình cảm ứng tại trụ sở CQNN, qua internet, thư điện tử… Điều này làm tăng tính minh bạch trong hoạt động của các CQNN, tạo sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với CQNN. Qua đó ta nhận thấy Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc ứng dụng CNTT vào việc vận hành và quản lý qua đó cũng  cho thấy việc ứng dụng này là hết sức cần thiết và là yếu tố thiết yếu để xây dựng một quốc gia văn  minh, hiện đại.