Mô hình các doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công

@whysoft- 27-05-2021- 1264

Ứng dụng ERP trên thế giới Trên thế giới

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn triển khai và sử dụng trọn bộ giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực: Sản xuất chế tạo, kinh doanh dịch vụ… Qua thực tế đã được kiểm nghiệm, ERP được đánh giá cao trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả. ERP là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí tăng khả năng cạnh tranh đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.

Theo đánh giá của các chuyên gia của Công ty SAP, lợi ích lớn nhất của ERP là sự kế thừa các mô hình tiến trình nghiệp vụ tốt nhất được các nhà cung cấp nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm và áp dụng thành công ở một loạt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trên thế giới. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, ERP là một công cụ đắc lực để quản lý tập trung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. ERP giúp doanh nghiệp đánh giá được dịch vụ hoặc vùng tập trung nhiều khách hàng, đánh giá dịch vụ khách hàng ưa thích sử dụng cũng như khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, ERP còn thể hiện nhiều lợi ích khác với tính năng tích hợp như: Phát triển khả năng mua bán và đặt hàng cũng như đăng kí dịch vụ trên mạng, điều phối toàn bộ giá cả cho các dự án, theo dõi, quản lí và sử dụng các tài sản, xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng người tham gia hệ thống.

Ngoài ra chương trình này còn cung cấp các chức năng cơ bản dành riêng cho lĩnh vực viễn thông như hỗ trợ số lượng lớn tài khoản khách hàng, phân cấp khách hàng, tự động hóa các quy trình quan trọng. Giải pháp tích hợp nhiều loại thanh toán, xử lý việc nhắc và đòi nợ trả chậm, tính toán lợi nhuận hoãn lý thu hồi trả lãi, nợ, xu… Bên cạnh những lợi ích đạt được, các doanh nghiệp ứng dụng ERP vẫn phải tiếp tục đổi mặt với nhiều thách thức về nhân sự, kiến thức, thời gian và chi phí triển nhau ở các mức độ khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp.

Tại Việt Nam ERP được ứng dụng như thế nào ?

Sức ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0, tình hình ứng dụng ERP đang ngày càng phát triển tại Việt Nam ngày càng nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau đã ứng dụng hệ thống này vào công tác quản lý, đặc biệt có sự cạnh tranh gay gắt giữa các giải pháp trong và ngoài nước. Ban đầu, một số doanh nghiệp thường là các tập đoàn lớn áp dụng ERP, sau đó các công ty khác dần nhận ra lợi ích và theo đuổi. Để áp dụng, một số doanh nghiệp khác chưa áp dụng ngay mà chỉ quan sát và cân nhắc có nên triển khai hay không và triển khai vào thời điểm nào cho phù hợp. Nhận thức về ERP cũng ngày càng được nâng cao. Xu hướng ứng dụng ERP theo ngành ngày càng thể hiện rõ nét. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng ERP trong ngành đồ uống như công ty bia Huế, bia Carlsberg, trong ngành bánh kẹo như Kinh Đô, Bibica, Phạm Nguyên, trong ngành dệt may như công ty May 10, công ty may Tiên Tiên, công ty Savimex, công ty TNHH Mai Phương Vy, trong ngành bán lẻ như công ty Thế giới di động, Viên Thông A Trần Anh. Số lượng doanh nghiệp trong ngành ứng dụng càng nhiều và cạnh tranh càng lớn sẽ tạo điều kiện cho ERP phát triển.

Doanh nghiệp nên cân nhắc ứng dụng ERP khi nào?

Dữ liệu công ty không được lưu trữ đồng bộ và thống nhất

Điều này có nguyên nhân là do mỗi bộ phận trong công ty sử dụng một phần mềm riêng lẻ để quản lý công việc dẫn đến tình trạng dữ liệu lưu trữ rời rạc, nhiều nơi và có thể dẫn đến sai sót trong dữ liệu công ty.

Việc truy cập dữ liệu, thông tin khó khăn, không có tính kịp thời, không có tính chuẩn xác

Lưu trữ thông tin rời rạc, thiếu nhất quán theo từng bộ phận sẽ dẫn đến tình trạng thông tin công ty thiếu tính kết nối và kế thừa. Điều này sẽ hạn chế trong việc truy cập và tìm kiếm thông tin cũng như độ chuẩn xác của dữ liệu không cao nên dẫn đến việc tốn thời gian, giảm năng suất, hiệu quả làm việc của toàn thể doanh nghiệp.

Chưa phân tích được hiệu quả kinh doanh

Việc quản lý quá trình sản xuất kinh doanh không theo một quy trình thống nhất sẽ khiến cho việc phân tích hiệu quả kinh doanh không rõ ràng, không cắt giảm được phần lãng phí. Các nhà quản lý cũng cảm thấy lúng túng vì không có sự phân tích chuẩn xác dẫn đến khó khăn trong việc thu hút vốn hợp tác đầu tư từ bên ngoài. Chính vì những lợi ích không thể phủ nhận đó của việc triển khai ERP ở nhiều doanh nghiệp đã thực hiện từ rất lâu và mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp , tập đoàn và được coi là chìa khóa cho thành công của nhiều doanh nghiệp. Cũng như doanh nghiệp nên cân nhắc việc nên hay không nên ứng dụng phần mềm ERP nhằm phát triền doanh nghiệp hiệu quả nhất.